Viện Nhu Đạo Quang Trung và hòa thượng Thích Tâm Giác
Viện Nhu Đạo Quang Trung là một dự án tâm huyết của Hòa thượng Thích Tâm Giác, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Nhu đạo và giáo dục thanh niên ở miền Nam Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử trước năm 1975.
Hòa thượng Thích Tâm Giác (đứng giữa) cùng các môn đệ trưởng tràng
{tocify} $title = {Mục lục bài viết}
Tiểu sử Hòa thượng Thích Tâm Giác (1917-1973)
Hòa thượng Thích Tâm Giác, thế danh là Trần Văn Mỹ, sinh năm 1917 tại tỉnh Nam Định. Sư sinh trưởng trong một gia đình Nho phong, là con trai thứ hai trong gia đình gồm hai trai một gái. Thân phụ là ông Trần Văn Quý, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Suôi, cả hai ông bà đều là những tín đồ thâm tín Phật pháp.
Từ nhỏ, Sư có thể chất yếu đuối, thường ốm đau quặt quẹo, rất khó nuôi. Theo tập quán địa phương, Sư được song thân đem vào ngôi chùa trong thôn và ở luôn trong chùa. Đến khi lên 7 tuổi, vì đã quen sống cuộc đời chay tịnh, nên Sư xin với song thân cho xuất gia, thụ nghiệp với Hòa thượng Thích Trí Hải tại chùa Mai Xá (nay thuộc thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).
Đầu thập kỷ 1930, phong trào chấn hưng Phật giáo nổi lên khắp nước. Tại Nam kỳ, Hội Nghiên cứu Phật học ra đời năm 1931 ở Sài Gòn. Tại Trung kỳ, Hội An Nam Phật học thành lập ở Huế năm 1932. Các Phật học đường được tổ chức khắp nơi. Các tạp chí Phật học xuất bản đều đặn để hoằng dương đạo pháp. Tại Bắc kỳ, năm 1934, Hòa thượng Trí Hải cùng tham gia vận động tổ chức Hội Bắc kỳ Phật giáo, với Hòa thượng Thích Thanh Hanh giữ ngôi Thiền gia Pháp chủ. Thời gian này, Sư thường xuyên theo sư phụ cho theo lên Hà Nội, được tiếp xúc và được thụ giáo từ nhiều vị cao tăng miền Bắc thời bấy giờ.
Năm 1937, sau khi tốt nghiệp lớp Trung đẳng Phật học tại trường Bồ Đề (nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội), Sư được thụ giới Tỳ kheo khi vừa tròn 20 tuổi, dưới sự tác chứng của nhiều vị cao tăng miền Bắc thời bấy giờ.
Năm 1945, khi vừa tốt nghiệp xong lớp Đại học Phật học tổ chức tại chùa Quán Sứ, do thời cuộc, Sư cùng nhiều Tăng sinh và dân chúng tản cư khỏi Hà Nội. Sau đó, Sư di cư lên vùng Thái Nguyên, xuống Ninh Bình, rồi trở về chùa cũ Mai Xá để tu tập và chăm lo nuôi dưỡng nhiều cô nhi đang bơ vơ vì đạn lửa chiến tranh.
Năm 1949, Sư hồi cư về Hà Nội và được cử giữ chức Phó Giám đốc nhà in Đuốc Tuệ, phụ bút nguyệt san Phương Tiện, cơ quan của Hội Tăng Ni chỉnh lý Bắc Việt do Hòa thượng Tố Liên làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Trong thời giai này, Sư còn tham gia các công tác từ thiện xã hội, hợp sức cùng Hội Việt Nam Phật giáo do Cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm Hội trưởng, trong nom Cô nhi viện ở trại Tế Sinh.
Năm 1953, Sư được liên hội gồm Hội Việt Nam Phật giáo và Giáo hội Tăng già Bắc Việt cử đi du học tại Nhật Bản cùng với Thích Thanh Kiểm, một tăng sinh trẻ và bạn đồng học với Sư tại chùa Quán Sứ. Tại Nhật Bản, hai vị chuyên tu cả về Phật pháp và thế học. Riêng Sư còn giành thời gian đến luyện tập thêm bộ môn Nhu đạo (Judo) tại Học viện Nhu đạo Kodokan. Sau 9 năm tu học tại Nhật, Sư tốt nghiệp Viện Đại học Phật giáo Quốc tế (国際仏教学大学院大学, Kokusai bukkyō-gaku daigaku-in daigaku) tại Tokyo, cấp bằng Tiến sĩ Xã hội học, Tiến sĩ Triết học phương Đông. Sư cũng đồng thời thụ phong cấp bậc Tam đẳng huyền đai Judo Kodokan. Năm 1962, Sư cùng bạn đồng học Thích Thanh Kiểm trở về nước hoằng pháp.
Biến cố Phật giáo 1963 nổ ra, Sư tham gia và giữ vai trò tích cực trong phong trào đấu tranh chống lại sự áp bức, kỳ thị tôn giáo của chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau khi chính quyền Đệ Nhất Cộng hòa sụp đổ, năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập. Sư được cử giữ chức vụ Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tài chính. Đồng thời, Sư cũng được bầu làm Chánh đại diện miền Vĩnh Nghiêm, là một cộng đồng gồm các tín đồ Phật giáo Bắc Việt di cư vào Nam.
Cũng trong năm này, Sư được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cử đảm trách chức vụ Giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, với cấp bậc Đại tá đồng hóa. Cuối năm 1964, Sư thành lập Viện Nhu đạo Quang Trung, trung tâm đào tạo võ sinh Nhu đạo lừng danh toàn miền Nam, có ảnh hưởng đến phong trào Nhu đạo tại Việt Nam cả về sau này.
Sư cũng chủ trương xây dựng Việt Nam Quốc Tự thành một Trung tâm văn hóa Phật giáo và du lịch Việt Nam, cũng như chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, hai công trình kiến trúc Phật giáo lớn thời hiện đại tại Sài Gòn.
Từ năm 1967, Sư đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, khối Việt Nam Quốc Tự, do Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tăng thống.
Thượng tọa Thích Tâm Giác, sơ tổ khai sơn tổ đình Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn
Cuối năm 1973, Sư lâm bệnh, phải qua Nhật Bản để chữa trị. Tuy nhiên, bệnh trở nặng, Sư đã viên tịch vào ngày 20 tháng Mười năm Quý Sửu, tức ngày 15 tháng 11 năm 1973, trụ thế 56 năm. Nhục thân của Sư được an táng tại nghĩa trang Tu viện Vĩnh Nghiêm (nay thuộc Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh).
Ngoài các Phật sự kể trên, Ngài còn dành thì giờ trước thuật các tác phẩm Phật giáo và võ đạo :
Hòa thượng Thích Tâm Giác (1917-1973) và Viện Nhu Đạo Quang Trung
Người sáng lập Viện Nhu Đạo Quang Trung: Hòa thượng Thích Tâm Giác, một nhà tu hành có tầm nhìn và lòng yêu nước, chính là người sáng lập Viện Nhu đạo Quang Trung vào cuối năm 1964.
Mục đích: Hòa thượng thành lập Viện Nhu Đạo Quang Trung với mong muốn xây dựng một môi trường rèn luyện thể chất và tinh thần cho thanh niên Việt Nam đương thời.
Triết lý: Viện Nhu đạo Quang Trung không chỉ đơn thuần là một võ đường. Dưới sự dẫn dắt của Hòa thượng Thích Tâm Giác, Viện còn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức, kỷ luật và tinh thần thượng võ cho môn sinh, thấm nhuần triết lý "lấy nhu thắng cương" của Nhu đạo.
Đóng góp cho Nhu đạo Việt Nam: Viện Nhu đạo Quang Trung đã trở thành một trong những trung tâm Nhu đạo lớn và có uy tín tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Nơi đây đã đào tạo ra nhiều môn sinh có trình độ chuyên môn cao, góp phần phát triển phong trào Nhu đạo ở Việt Nam. Chỉ trong 5 năm truyền bá Nhu Đạo, học viện Nhu Đạo Quang Trung trở thành một "trung tâm Nhu Đạo" lớn nhất, nổi tiếng nhất tại miền Nam Việt Nam. Đến năm 1970, Viện đã có hơn 60.000 môn đồ theo học.
Liên kết với Phật giáo: Việc một vị Hòa thượng sáng lập và lãnh đạo một viện Nhu đạo cho thấy sự kết hợp giữa tinh thần võ đạo và đạo đức Phật giáo. Điều này thể hiện tâm nguyện của Hòa thượng Thích Tâm Giác trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ.
Địa điểm của Viện Nhu Đạo Quang Trung: Theo thông tin tôi tìm hiểu được, vào thời điểm đó, Viện Nhu Đạo Quang Trung có địa chỉ tại đường Phạm Đăng Hưng (nay là đường Mai Thị Lựu), khu Đa Kao, Quận 1, TP HCM.
Viện Nhu Đạo Quang Trung trở thành trung tâm Nhu Đạo lớn nhất Sài Gòn thời bấy giờ
Năm 1973: Hòa thượng Thích Tâm Giác viên tịch. Đây có lẽ là một mất mát lớn đối với Viện Nhu đạo Quang Trung. Rất khó để tìm thấy thông tin chi tiết về hoạt động của Viện sau khi Hòa thượng qua đời. Không rõ Viện có tiếp tục hoạt động dưới sự lãnh đạo của người khác hay không, và nếu có thì quy mô và tầm ảnh hưởng như thế nào.
Sau năm 1975: Những biến động lịch sử sau năm 1975 có thể đã tác động đến sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, đoàn thể, bao gồm cả các võ đường như Viện Nhu đạo Quang Trung.
Viện Nhu đạo Quang Trung là một dự án tâm huyết của Hòa thượng Thích Tâm Giác, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Nhu đạo và giáo dục thanh niên ở miền Nam Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, thông tin chi tiết về quá trình phát triển liên tục và tình hình hiện tại của Viện còn nhiều hạn chế. Để có được bức tranh đầy đủ hơn, có lẽ cần tìm kiếm thêm các nguồn tư liệu lịch sử, phỏng vấn các môn sinh cũ (nếu còn) hoặc những người có liên quan đến Viện.
Nếu bạn có thông tin khác về Viện Nhu Đạo Quang Trung được hoàn thượng Thích Tâm Giác sáng lập thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để cộng đồng cùng nhau học hỏi nhé!
Tôi đồng ý điền thông tin đăng ký lớp học Judo tại Judo Khỏe | Khỏe và hơn thế nữa, việc đăng ký là hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện và nguyện vọng phát triển thể chất - tinh thần - tự vệ cho cá nhân.
Judo Khỏe với sứ mệnh nâng cao sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất và khả năng tự vệ, phát triển thân-tâm-trí.
Tầm nhìn Judo Khỏe là trở thành nơi uy tín hàng đầu để học tập và rèn luyện thân-tâm-trí thông qua bộ môn võ thuật Judo.